Thanh Hóa – Tâp trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệu các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao, lên đến 100%.
Hiện nay, trên địa bàn cả nước bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 10 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên). Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 6.500 con.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại hộ chăn nuôi Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, xử lý kịp thời, triệt để, tiêu hủy ngay toàn bộ đàn lợn (226 con) của hộ. Đồng thời thực hiện quyết liệt biện pháp cách ly, tổ chức tiêu độc khủ trùng tiêu diệt mầm bệnh.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn Châu Phi tại Thanh Hóa. (Nguồn internet)
Trước nguy cơ phát sinh, lây lan, bùng phát trên diện rộng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh, ngày 05 tháng 3 năm 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn khẩn số 2449/UBND-NN chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh và Chi cục Thú y tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệu các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Một số nội dung chỉ đạo trọng tâm:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, nắm chắc tình hình, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Kiên quyết không để bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phát sinh thêm trên địa bàn tỉnh; nếu còn phát sinh, phải phát hiện sớn, xử lý kịp thời, quyết liệt và triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan.
2. Chỉ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng Thú y, khuyến nông cơ sở bám sát địa bàn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; huy động mọi nguồn lực mua hóa chất, vôi bột, phương tiện, thiết bị để thực hiện tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh, các loại ve mềm, côn trùng, vật chủ trung gian truyền bệnh. Hạn chế tối đa người, phương tiện ra vào chuồng trại, nhất là thương lái và phương tiện vận chuyển thu gom lợn; nghiêm cấm việc vứt xác lợn bị bệnh, nghi nhiễm bệnh ra ngoài môi trường.
3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện kiên quyết, quyết liệt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh. Kiểm tra, rà soát, tiếp nhận và chuẩn bị đủ lượng hóa chất dự trữ để thực hiện phân bổ, cấp phát bổ sung, kịp thời cho các đơn vị khi xảy ra dịch, bệnh; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác giám sát dịch bênh, lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, phát hiện sớm dịch bệnh; kiểm tra hoạt động của các trạm, tổ kiểm dịch động vật theo đúng quy định.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, kịp thời đưa tin tuyên truyền, cánh báo dịch bệnh và hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; đảm bảo người dân, người tiêu dùng hiểu rõ, hiểu đúng, không gây hoang mang trong xã hội.
Hi vọng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành trên địa bàn toàn tỉnh, tình hình Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, xử lý kịp thời, quyết liệt và triệt để góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Tiến Phong