Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa
Trang chủ   /   Dành cho cơ sở thực phẩm   /   Điểu kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đá thực phẩm
Điểu kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đá thực phẩm
Chất lượng nước uống đóng chai, đá thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, chính vì vậy pháp luật đã quy định các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với loại hình sản xuất, kinh doanh kinh doanh nước uống đóng chai, nước đá dùng liền.

Hiện nay, việc sử dụng nước uống đóng chai, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) đang trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi, thông dụng của sản phẩm. Thực tế cho thấy chất lượng nước uống đóng chai (NUĐC), đá thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố như dây chuyền công nghệ; chất lượng của nước nguồn đầu vào; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, bao bì chứa đựng nước; điều kiện bảo quản sản phẩm; thực hành an toàn thực phẩm của người sản xuất sản phẩm. Để đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá xin được giới thiệu cụ thể về quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh NUĐC, đá thực phẩm theo các quy định của pháp luật để người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh được biết. 
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh NUĐC, đá thực phẩm phải tuân thủ các quy định tại điều 19,20,21 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và điều 4 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế,  Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Theo đó các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, quy định về điều kiện con người và quy định về nguồn nguyên liệu đầu vào (nguồn nước đầu vào). 
Đối với cơ sở vật chất:
- Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
- Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
Đối với trang thiết bị dụng cụ:
- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
- Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
- Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
Quy định về người trực tiếp sản xuất:
-  Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quy định đối với nguồn nước đầu vào:
- Nguồn nước đầu vào cần phải được kiểm nghiệm, đánh giá đáp ứng Quy chuẩn địa phương QCĐP 01:2021/TH quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
 
 

Hình ảnh 1: Một cơ sở sản xuất đá thực phẩm


Hình ảnh 2: Một cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá


Đối với các cơ sở sản xuất NUĐC, đá thực phẩm, việc quản lý, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ĐĐKATTP) giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá; Các cơ sở không sản xuất mà chỉ kinh doanh nhóm sản phẩm trên thì không phải cấp thực hiện Giấy Chứng nhận cơ sơ ĐĐKATTP tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các quy định như trên của pháp luật và được giao cho Chi cục ATVSTP  Thanh Hoá quản lý đối với các cơ sở kinh doanh (có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), giao cho UBND huyện/thị xã/thành phố quản lý đối cới các cơ sở kinh doanh (định có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện cấp) 
 Các sản phẩm NUĐC, đá thực phẩm khi lưu thông trên thị trường phải thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm trên theo quy định tại điều 4, 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trên cơ sở chất lượng sản phẩm phải được đánh giá theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06-1:2010/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai; và Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10/2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền; 
Đối với người tiêu dùng, chúng tôi khuyến cáo, nên chọn sản phẩm NUĐC, đá thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu, uy tín, sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 
Khi mua một sản phẩm nước NUĐC, đá thực phẩm, người tiêu dùng cần kiểm tra về hình thức bên ngoài, vỏ bình phải còn mới, không bị bẩn, không bị móp, méo, dập, thủng… 
Trên thân vỏ, người tiêu dùng nên quan sát kỹ tem nhãn có tuân thủ đúng quy định không, nhất là về nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, có chứng nhận công bố đạt chuẩn.
Ngoài ra, người tiêu dùng lưu ý chọn mua đá thực phẩm dùng trong ăn uống là loại đá phải được đựng trong bao bì kín, hợp vệ sinh, có đầy đủ nhãn mác, tên nhà sản xuất.

Hoàng Huyền

Các tin liên quan

  • Trang thông tin điện tử Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa
  • Địa chỉ: Số 10/26 Tô Hiến Thành, phường Điện Biên, Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
  • SĐT: 02373.727.658 - Email: csvsattp@thanhhoa.gov.vn
  • Đơn vị xây dựng: Trung tâm CNTT&TT Thanh Hóa