Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa
Trang chủ   /   Tin trong tỉnh   /   Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018
Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018
 
Đồng chí Trịnh Hữu Hùng – Tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Y tế, thành viên  Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh phát biểu tham luận Hội nghị
 
Ngày 8/8/2018 tại UBND tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, Trưởng Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dự và chỉ đạo hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Về dự Hội nghị còn có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phó ban chỉ đạo và các thành viên ban chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa, tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Đức Thịnh - Chánh văn phòng điều phối về an toàn thực phẩm tỉnh đọc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018, theo đó các thành viên Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, đã tham gia báo cáo tham luận khẳng định: Qua công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện và kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có thể thấy, công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biết rỏ nét và đã đạt được kết quả tốt. Hầu hết các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền đều nhận thức rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm quản lý Nhà nước, triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch của UBND tỉnh về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Nhận thức của cộng đồng dân cư về an toàn vệ sinh thực phẩm được nâng lên, kết quả đến nay đặc biệt là các mô hình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm như: Mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm trên 300 chuỗi; 30 mô hình chợ ATTP; 93 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; mô hình bếp ăn tập thể (BATT) bảo đảm an toàn thực phẩm 297 BATT, Dự kiến hàng năm cung ứng ra thị trường trên 22.000 tấn gạo, 19.000 tấn rau quả, 4.700 tấn thịt gia súc gia cầm đảm bảo an toàn. Trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay không phát hiện tình trạng sử dụng chất cấm và kháng sinh cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
 
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là: Sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình là chủ yếu, chưa được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; một số người đứng đầu chính quyền các huyện và đặc biệt là chính quyền cấp xã chưa nhận rõ trách nhiệm về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nên chưa quan tâm đến việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm. Quản lý cơ sở giết mổ vẫn rất khó khăn do cả tỉnh còn tới hơn 1000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư (chiếm khoảng 70%) không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường; việc kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm kể cả thực phẩm sản xuất trong tỉnh và nhập từ tỉnh ngoài vào rất khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp huyện và cấp xã còn rất hạn chế, chưa đủ sức răn đe…
 
Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị
 
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo, các ngành chức năng một số nhiệm vụ trọng tậm 6 tháng cuối năm như sau:
 
1. Tập trung cao độ cho chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm  an toàn vệ sinh thực phẩm đã được UBND tỉnh giao từ đầu năm theo kế hoạch.
 
2. Cần chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm năng cao năng lực, trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm cho cấp huyện, xã. 
 
3. Các ngành Nông nghiệp, Công thương, Y tế tăng cường hướng dẫn cơ sở thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực mình phụ trách. 
 
4. Nắm bắt và kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm ở cơ sở.
 
5. Tổ chức sơ kết chuyên sâu từng các mô hình như: Mô hình công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm, bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm, chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, cửa hành an toàn thực phẩm, để  kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xác định và kịp thời điều chỉnh thời gian thực hiện các mô hình thí điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm để quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện  nhưng  không quá cứng nhắc và phù hợp với tình hình thực tiễn.
 
6. Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng điều phối về an toàn thực phẩm tỉnh hoàn thành từ nay đến ngày 25-30/8/2018 thực hiện một số nội dung sau:
 
- Tham mưu soạn thảo Chỉ thị chỉ đạo về việc thực hiện xây dựng mô hình công nhận xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm. 
 
- Phối hợp với các ngành, rà soát các tiêu chí xây dựng mô hình thí điểm xã, phường, thị trấn an toàn vệ sinh thực phẩm để tháo gỡ khó khăn và có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. 
 
- Hoàn chỉnh quy định trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để đưa vào đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách theo thẩm quyền
 
- Tham mưu cho UBND tỉnh, tổ chức Hội nghị trực tuyến trên địa bàn toàn tỉnh về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thành phần: Tuyến tỉnh gồm có Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện - Trưởng ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo; cấp xã Chủ tịch UBND xã, phường thị trấn – Trưởng ban chĩ đạo./.
 
Quang Vinh

Các tin liên quan

  • Trang thông tin điện tử Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa
  • Địa chỉ: Số 10/26 Tô Hiến Thành, phường Điện Biên, Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
  • SĐT: 02373.727.658 - Email: csvsattp@thanhhoa.gov.vn
  • Đơn vị xây dựng: Trung tâm CNTT&TT Thanh Hóa